Nhiễm trùng đường tiết niệu có gây nguy hiểm không



Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một bệnh nhiễm trùng phố biến có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Nó ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của hệ thông tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang và niệu đạo. Hoạt động tình dục không an toàn là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh, nhưng nó không phải là duy nhất.
Phân tích nước tiểu là phương pháp thường được sử dụng để xác nhận nhiễm trùng đường tiểu và loại kháng sinh sẽ được sử dụng để chữa bệnh. Mặc dù phần lớn nhiễm trùng đường tiết niệu không gây ra hậu quả nghiêm trong, tuy nhiên có một số trường hợp có thể dẫn đến suy thận, biến chứng thai kỳ và nguy hiểm nhất là có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường cần được thăm khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến đường tiết niệu dưới (niệu đạo và bàng quang) hoặc đường tiết niệu trên (thận). Những người có bệnh liên quan đến thận thường có xu hướng mắc bệnh đường tiết niệu nghiêm trọng hơn so với người bình thường.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng tiểu có thể bao gồm:
  • Tiểu gấp, tiểu rắt.
  • Đau khi đi tiểu, khó tiểu.
  • Nước tiểu đục, có thể kèm theo mủ.
  • Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu (do kèm theo máu trong nước tiểu)
  • Nước tiểu có mùi nồng, mùi tanh.
  • Đau vùng chậu ở phụ nữ
  • Sốt, buồn nôn và nôn (thường xuyên nhất là do nhiễm trùng thận)

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Người bệnh sẽ có những triệu chứng đau đớn khi đi tiểu, ngoài ra nếu ở trẻ em còn có biểu hiệu sốt và quấy khóc. Tương tự như vậy, ở người cao tuổi, các triệu chứng thường không rõ ràng, chẳng hạn như mệt mỏi cơ thể.

Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến các biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng như nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính, hẹp niệu đạo nam, sinh non ở phụ nữ mang thai, phản ứng viêm toàn thân nếu bị nhiễm trùng huyết.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và di chuyển đến bàng quang và thận. Mặc dù có hệ thống miễn dịch thường vô hiệu hóa các vi khuẩn này, nhưng có những điều kiện để chúng có thể sinh sôi và phát triển thành bệnh nhiễm trùng toàn diện.

Nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn từ trực tràng hoặc âm đạo đi lên niệu đạo.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây ra bệnh như:
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh về đường tiết niệu cao hơn nam giới do khoảng cách từ lỗ niệu đạo đến bàng quang ngắn hơn nam giới.
  • Phụ nữ hoạt động tình dục thường xuyên có nguy cơ cao hơn phụ nữ không hoạt động tình dục. Điều này cũng tăng lên với phụ nữ hoạt động tình dục thường xuyên.
  • Gel bôi trơn dùng trong quan hệ tình dục có thể kích hoạt viêm bộ phận sinh dục.
  • Tuyến tiền liệt bị mở rộng hoặc bị sỏi thận có thể làm cản trở dòng chảy của nước tiểu và tăng cơ hội gây ra viêm nhiễm.
  • Nam giới bị dài bao quy đầu cũng là điều kiện để chứa các vi khuẩn có hại dưới bao quy đầu.
  • Bệnh tiểu đường có thể làm tăng glucose nước tiểu mà vi khuẩn ăn vào.
  • Mãn kinh là thời kỳ mà môi trường trong âm đạo bị thay đổi, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm.
  • Thụt rửa âm đạo thường xuyên và sử dụng các dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh cũng làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Yếu tố di truyền cũng là tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chuẩn đoán bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Những người đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu trước đây thường nói rằng họ biết mình bị mắc bệnh về đường tiết niệu. Tuy nhiên, sự đánh giá của bác sĩ là điều cần thiết để có kết luận chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài việc xem xét các triệu chứng bệnh của bạn, bác sĩ còn yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác để đưa ra kết luận chính xác. Một số xét nghiệm chẩn đoán thông thường mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện:

  • Xét nghiệm nước tiểu có thể kiểm tra máu, mủ, glucose và các bất thường khác trong nước tiểu.
  • Nuôi cấy nước tiểu có thể được sử dụng để xác định chủng vi khuẩn trong nước tiểu.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể được sử dụng để phát hiện những bất thường trong đường tiết niệu.
  • Một ống soi , một thiết bị quan sát linh hoạt dài, có thể được đưa vào niệu đạo để có cái nhìn cận cảnh về bàng quang.

Một số những xét nghiệm khác có thể được thực hiện để đưa ra được lời giải thích chuẩn xác nhất cho các triệu chứng mà bạn đã gặp phải: bao gồm nhiễm trùng nấm men, viêm bàng quang kẽ hoặc bệnh lây qua đường tình dục.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu chưa dẫn đến biến chứng sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tùy theo vào sự lựa chọn thuốc và mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng tái phát mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần. Nếu bạn bị nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng đến thận có thể cần dùng kháng sinh hoặc tiêm tĩnh mạch.

Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu mà không có triệu chứng cụ thể sẽ không được điều trị. Nhưng nếu bạn đang mang thai thì bác sĩ sẽ điều trị để làm giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân của thai nhi.

Mặc dù không có biện pháp thay thế nào có thể điều trị nhiễm trùng tiểu, nhưng thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch, trong khi nước ép việt quất không đường có thể hỗ trợ bình thường hóa chức năng thận.

Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu


Mặc dù nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh phỗ biến, tuy nhiên bạn có thể phòng ngừa bệnh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu liên quan đến những thay đổi trong vệ sinh cá nhân và thói quen tình dục của bạn. Mục đích chính là để tránh đưa vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiết niệu của bạn.

Một số biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể tham khảo:

  • Uống nhiều nước, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường đi tiểu và sức khỏe thận.
  • Không nhịn tiểu.
  • Vệ sinh vùng kín của bạn trước và sau khi quan hệ tình dục. Đi tiểu sau khi gaio hợp để làm sạch đường tiết niệu.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Tránh chất diệt tinh trùng và màng chắn
  • Lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn phân từ hậu môn vào âm đạo
  • Vệ sinh dưới bao quy đầu hàng ngày, nếu bạn không cắt bao quy đầu
  • Mặc đồ lót cotton thoáng khí để giảm độ ẩm tích tụ

Lời khuyên từ bác sĩ:

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh lành tính, có thể chữa khỏi được hoàn toàn, tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh tái phát sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giảm tình trạng bệnh bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, uống nhiều nước. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có thể giúp giảm triệu chứng tạm thời chứ không thể loại bỏ hoàn toàn bệnh. Nếu phát hiện triệu chứng bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu có thắc mắc gì liên quan đến bệnh, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi Phòng khám Kinh Đô để được giải đáp chi tiết qua hotline: 1800 - 6953/ 0388 - 036 - 248 hoặc Click vào khung tư vấn. Bạn cũng có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ 79 Nguyễn Thị Minh Khai - tp Bắc Giang.




>